Một số món quay thông dụng Quay_(ẩm_thực)

  • Heo quay
  • Vịt quay Bắc Kinh
  • Gà quay
  • Ở Việt Nam, tại vùng Lạng Sơn các món quay, nổi tiếng với lợn quay và vịt quay - hai món không thể thiếu trong các mâm cỗ hay tiệc cưới của người Tày, người Nùng.
    • Thịt lợn quay Lạng Sơn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điểm làm nên sự khác biệt của thịt lợn quay nơi đây chính là hương vị độc đáo của lá mác mật được dùng làm hương liệu tẩm ướp. Lợn nạc từ 25–35 kg, sau khi làm sạch và mổ xong không rửa nước chỉ lau bằng giấy bản. Làm vậy để khi quay thịt không bị bở hay nhão mà giòn và chắc. Lợn để nguyên con quay trên than củi hồng tầm 2-3 tiếng. Món ăn tỏa ra mùi thơm ngào ngạt của mác mật, béo ngậy của thịt. Miếng thịt lợn quay Lạng Sơn ngọt, thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, chấm với nước sốt lấy từ trong bụng lợn thoảng mùi mác mật.
    • Thịt vịt quay cũng là món ăn chế biến công phu và có hương vị riêng của xứ Lạng, muốn làm thịt vịt quay ngon phải chọn giống vịt bầu Thất Khê, mỡ ít, xương nhỏ, thịt dày. Vịt chín tới tỏa mùi thơm ngậy của thịt vịt và lá mác mật, da vịt căng bóng, có màu vàng sẫm của mật ong. Miếng thịt vịt chặt ra nóng sốt bốc khói, vừa mềm vừa béo, chấm với nước lủ có đủ vị ngọt, chua, mặn, cay, thơm. Điểm làm nên sự khác biệt của vịt quay Lạng Sơn chính là ở thứ nước lủ này đây, không phải là chấm mắm hay xì dầu mà phải chính là nước lủ với bí quyết pha chế riêng.
    • Thịt lợn quay (thịt ba chỉ quay) với húng lìu cũng là một món ăn với cơm đặc trưng của miền Bắc Việt Nam.